Binh lực và kế hoạch Chiến_dịch_Đông_Carpath

Quân đội Liên Xô

Binh lực

Phương diện quân Ukraina 1 do Nguyên soái I. S. Koniev làm tư lệnh và đại tướng V. D. Sokolovsky làm tham mưu trưởng, sử dụng các đơn vị cánh trái tham gia chiến dịch:[7]

  • Tập đoàn quân 38 do thượng tướng K. S. Moskalenko chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn 67 gồm các sư đoàn 140, 211, 241 và 359
      • Quân đoàn 101 gồm các sư đoàn 14, 70 (cận vệ), 127 và 183.
      • Quân đoàn bộ binh 52 gồm các sư đoàn 121, 304, 305 và 340.
    • Pháo binh:
      • Sư đoàn pháo binh đột phá 17 gồm Lữ đoàn pháo nòng dài 37, Lữ đoàn lựu pháo 39, các lữ đoàn hỏa tiễn 50 và 108, Lữ đoàn pháo chống tăng 92, Lữ đoàn súng cối 22.
      • Lựu pháo: Lữ đoàn 135
      • Pháo chống tăng: Các lữ đoàn cận vệ 9, 11; các trung đoàn 296 (cận vệ), 1663
      • Súng cối: Lữ đoàn 12, các trung đoàn 83, 88 (cận vệ) và 491
      • Phòng không: Sư đoàn 21 gồm các trung đoàn 1044, 1334, 1340, 1346; Sư đoàn 68 gồm các trung đoàn 1995, 1999, 2003, 2007.
    • Công binh: Lữ đoàn công binh sơn chiến 15, Lữ đoàn kỹ thuật 39
  • Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 do trung tướng V. K. Baranov chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Kỵ binh: Các sư đoàn cận vệ 1, 2, 7.
    • Thiết giáp: Trung đoàn xe tăng cận vệ 12, Trung đoàn pháo tự hành chống tăng 349, Trung đoàn pháo tự hành 1244, Tiểu đoàn xe tăng cận vệ 1, Tiểu đoàn xe bọc thép 8.
    • Pháo binh: Trung đoàn pháo chống tăng cận vệ 143, các trung đoàn súng cối cận vệ 1 và 49, Trung đoàn phòng không 319
  • Quân đoàn xe tăng 25 do thiếu tướng xe tăng F. G. Anikushkin (đến ngày 4-10-1944) và đại tá Vladimir Gerasimovich Petrovsky chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Thiết giáp: Các lữ đoàn xe tăng 111, 162, 175; các trung đoàn pháo tự hành 1253, 1451, Tiểu đoàn xe tăng hạng nhẹ 746.
    • Bộ binh cơ giới: Lữ đoàn cơ giới 20, Tiểu đoàn trinh sát 53, Tiểu đoàn mô tô cận vệ 2.
    • Pháo binh: Trung đoàn pháo chống tăng 1497, Trung đoàn súng cối 459, Trung đoàn phòng không 1702.
  • Quân đoàn bộ binh Tiệp Khắc 1 do thiếu tướng Jan Kratochvíl (đến 11 tháng 9 năm 1944) và thiếu tướng Ludvick Svoboda chỉ huy. Tổng quân số 16.171 người, trong đó có 623 cố vấn Liên Xô. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh: Các lữ đoàn bộ binh 1, 3; Lữ đoàn đổ bộ đường không 2, Tiểu đoàn trinh sát 1.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng 1 gồm 3 tiểu đoàn xe tăng, 1 tiểu đoàn cơ giới, được tranh bị 65 xe tăng.
    • Pháo binh: Trung đoàn lựu pháo 1, Trung đoàn pháo chống tăng 1, Trung đoàn phòng không 1.
    • Không quân: Phi đoàn hỗn hợp gồm 32 máy bay.
    • Trợ chiến: các tiểu đoàn thông tin và quân y.

Phương diện quân Ukraina 4 (tái lập ngày 30 tháng 7 năm 1944) do đại tướng I. Ye. Petrov làm tư lệnh, trung tướng F. K. Korzhenyevich làm tham mưu trưởng. Trong biên chế có:

  • Tập đoàn quân cận vệ 1 do thượng tướng A. A. Grechko chỉ huy. Thành phần gồm có:[8]
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn bộ binh sơn chiến 3 gồm các sư đoàn bộ binh sơn chiến 128 (cận vệ), 242, 318.
      • Quân đoàn bộ binh 11 gồm các sư đoàn 226, 271
      • Quân đoàn bộ binh 30 gồm các sư đoàn 30, 141, 237, 276
      • Quân đoàn bộ binh 107 gồm các sư đoàn 129 (cận vệ), 155, 167.
    • Pháo binh: Lữ đoàn pháo nòng dài cận vệ 24; Trung đoàn hỏa tiễn cận vệ 93; Các trung đoàn lựu pháo 805, 839; các trung đoàn pháo chống tăng 4 (cận vệ), 317 (cận vệ) 130, 1506, 1642, 1646, 1672; các trung đoàn sơn pháo 9, 195, 196, 197, 253, 494, 496; Trung đoàn súng cối 525; Sư đoàn phòng không 25 gồm các trung đoàn 1067, 1356, 1362, 1368; Trung đoàn phòng không độc lập 580
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng cận vệ 31, Trung đoàn xe tăng cận vệ 1, Trung đoàn pháo tự hành 1511.
    • Công binh: Lữ đoàn công binh sơn chiến 6, Lữ đoàn kỹ thuật 6, Lữ đoàn công trình 15.
    • Phòng hóa: Các tiểu đoàn súng phun lửa 26, 180.
  • Tập đoàn quân 18 do trung tướng Ye. P. Zhuravlyov chỉ huy. Thành phần gồm có:
    • Bộ binh:
      • Quân đoàn cận vệ 18 gồm các sư đoàn 66 (cận vệ) 151, 161, 217.
      • Quân đoàn 95 gồm các sư đoàn 24 và 351.
    • Pháo binh: Lữ đoàn lựu pháo 146, Lữ đoàn pháo chống tăng cận vệ 196, Trung đoàn sơn pháo 477, Trung đoàn phòng không 269.
    • Thiết giáp: Tiểu đoàn xe tăng độc lập.
    • Công binh: Lữ đoàn công binh sơn chiến 4, Lữ đoàn hỗn hợp 897
    • Phòng hóa: Tiểu đoàn súng phun lửa 179
  • Quân đoàn bộ binh cận vệ 17 (độc lập) do thiếu tướng A. I. Gastilovich chỉ huy. Thành phần gồm có Sư đoàn đổ bộ đường không 2, các sư đoàn bộ binh 8, 138 và các đơn vị tăng cường.
  • Tập đoàn quân không quân 8 do trung tướng V. N. Zhdanov chỉ huy, thành phần gồm có:
    • Máy bay tiêm kích: Quân đoàn 10 gồm các sư đoàn cận vệ 10 và 15
    • Máy bay cường kích: Quân đoàn 8 gồm các sư đoàn 224 và 227
    • Máy bay ném bom: Sư đoàn 321
    • Trợ chiến: Các trung đoàn 8 (trinh sát), 100 (vận tải), 678 (kỹ thuật) và cận vệ 87 (tìm kiếm cứu hộ)
    • Pháo phòng không: Các trung đoàn 1578, 1603, 1682 và tiểu đoàn súng máy cao xạ 104.
  • Các đơn vị trực thuộc phương diện quân:
    • Pháo binh: Các trung đoàn súng cối cận vệ 5 và 329, các trung đoàn sơn pháo cận vệ 2 và 3.
    • Pháo phòng không: Sư đoàn 76 gồm các trung đoàn 223, 416, 447, 591; Trung đoàn độc lập 1485; Tiểu đoàn súng máy cao xạ 95.
    • Thiết giáp: Lữ đoàn xe tăng cận vệ 5, Trung đoàn pháo tự hành 875, các tiểu đoàn xe tăng hạng nhẹ 33 và 46.
    • Công binh: Lữ đoàn kỹ thuật 9, các tiểu đoàn cầu treo 6 và 51.
  • Các đơn vị tăng cường trong chiến dịch:
    • Quân đoàn xe tăng 31 của thiếu tướng V. Ye. Grigoryev gồm các lữ đoàn xe tăng 100, 237 và 242; Lữ đoàn cơ giới 65; Trung đoàn pháo tự hành chống tăng cận vệ 367; Trung đoàn pháo tự hành 1442; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 98; Trung đoàn pháo nòng dài 269; Tiểu đoàn xe bọc thép 753; Trung đoàn súng cối 617; Tiểu đoàn hỏa tiễn cận vệ 201; Trung đoàn phòng không 1885.
    • Quân đoàn xe tăng cận vệ 4 của trung tướng P. P. Poluboyarov gồm các lữ đoàn xe tăng cận vệ 12, 13, 14; Lữ đoàn cơ giới cận vệ 3; Tiểu đoàn trinh sát cơ giới 76; Trung đoàn pháo chống tăng 756; Tiểu đoàn xe bọc thép 752; Trung đoàn súng cối 264; Tiểu đoàn hỏa tiễn cận vệ 240; Trung đoàn phòng không cận vệ 120.

Kế hoạch

Tướng Ludvik Svoboda, tư lệnh Quân đoàn Tiệp Khắc 1

Theo kế hoạch tấn công, mũi công kích quan trọng nhất theo hướng Krosno - Dukla - Prešov do Tập đoàn quân 38 đảm nhận. Mũi tấn công này được tăng cường Quân đoàn xe tăng 25, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và Quân đoàn Tiệp Khắc 1 cùng các lữ đoàn tăng và lữ đoàn đổ bộ đường không Tiệp Khắc trong biên chế của Phương diện quân Ukraina 1[9]. Mũi phụ công ở phía Nam do Tập đoàn quân cận vệ số 1 thuộc cánh phải của Phương diện quân Ukraina 4 đảm nhận, đánh theo hướng Sanok - Skolye - Uzhgorod[9]. Nội dung kế hoạch tác chiến dự tính là khu vực phòng thủ thứ nhất tại vùng Đông Carpath sẽ do Tập đoàn quân 38 và Quân đoàn xe tăng 25 đánh chiếm, còn Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và Quân đoàn Tiệp Khắc 1 sẽ đảm bảo tốc độ hành tiến nhanh để trong vòng 4 đến 5 ngày, quân đội Liên Xô sẽ tiếp cận tuyến Stará Ľubovňa - Prešov. Yểm hộ từ trên không cho Tập đoàn quân số 38 là các sư đoàn ném bom cận vệ 1, 8 và các sư đoàn cường kích 8 và 9 thuộc Tập đoàn quân không quân 2. Một trong những mục tiêu trọng tâm của mũi tấn công này là đánh chiếm khu đèo Dukla nhằm mở đường vào vùng trung tâm Slovakia và hỗ trợ cho cuộc khởi nghĩa của nhân dân Slovakia đang đến hồi gay cấn[9]. Mũi tấn công thứ hai trên hướng Sanok - Skolye - Uzhgorod có nhiệm vụ đánh bại Tập đoàn quân 1 (Hungary) và Cụm tác chiến "Heinrici", làm phân tán lực lượng của Cụm tập đoàn quân "Bắc Ukraina" (Đức) và khép chặt sườn trái với Phương diện quân Ukraina 2.

Trong kế hoạch tổng thể bao gồm cả giả thiết về việc hai sư đoàn khởi nghĩa Slovakia tiến về hướng Đông Bắc vào sau lưng quân Đức, phối hợp với các đội du kích tập trung chiếm giữ các con đèo băng qua dãy Carpath và trụ lại chờ quân đội Liên Xô tiến công đến.

Đầu tháng 9 năm 1944, sau khi hoàn thành chiến dịch Lvov-Sandomierz, cánh trái của Phương diện quân Ukraina 1 (bao gồm Tập đoàn quân 38 của thượng tướng K. S. Moskalenko) và cánh phải của Phương diện quân Ukraina 4 (Tập đoàn quân cận vệ 1 của thượng tướng A. A. Grechko) bắt đầu tiếp cận vùng chân núi Carpath tai phía Tây Bắc của tuyến Krosno - Sanok. Do vừa mới hoàn thành một chiến dịch lớn cách đó không lâu, biên chế các đơn vị thuộc hai phương diện quân này đều đã hao hụt nặng nề, nhiều sư đoàn của Tập đoàn quân 38 chỉ còn 4.500 đến 5.000 người. Với việc cuộc khởi nghĩa tại Slovakia bất ngờ bùng nổ sớm hơn dự kiến, Phương diện quân Ukraina 1 và 4 chỉ có 4 ngày chuẩn bị cho chiến dịch. Mặc dù đã được tăng cường binh lực, quân đội Liên Xô trên hướng này vẫn không thể tập hợp được đầy đủ lực lượng như mong muốn.[10]

Kế hoạch ban đầu được cả hai chính phủ lưu vong Tiệp Khắc tại LondonMoskva cùng đồng ý và sau đó cùng thảo luận với các chỉ huy quân đội Liên Xô. Tuy nhiên, Chính phủ tại London của tổng thống Edvard Beneš lại dự tính lực lượng sẽ chủ yếu dựa vào các sư đoàn Slovakia phản chiến trong khi phía Liên Xô cho rằng chỉ với ba sư đoàn Slovakia thì không thể làm chủ tình hình, ngay cả một cuộc đảo chính quân sự cũng khó thành công trong khi quân Đức tập trung quân Slovakia từ hướng Ba Lan, Hungary và Morava vẫn còn nhiều binh lực dự trữ. Phía Liên Xô yêu cầu Chính phủ Beneš và Hội đồng dân tộc Slovakia phải có sự thống nhất giữa các đơn vị du kích với quân Slovakia phản chiến thì mới tập trung được sức mạnh cho cuộc khởi nghĩa. Trong khi mọi việc còn đang được lên kế hoạch thì đêm 29 rạng ngày 30 tháng 9, Chính phủ Tiệp Khắc lưu vong ở London đã đơn phương phát lệnh khởi nghĩa.[11] Cuộc khởi nghĩa ở Slovakia đã bùng nổ sớm hơn dự tính và chưa có sự chuẩn bị đầy đủ, trong đó có nguyên nhân do Hội đồng Dân tộc Slovakia không có được sự liên lạc và trao đổi thông tin chặt chẽ với phía Liên Xô. Đồng thời, những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa cũng không tính đến việc ngày 27 tháng 8, quân Đức bắt đầu tấn công Slovakia và tước vũ khí của lực lượng vũ trang nước này, làm suy giảm nghiêm trọng nguồn sức mạnh mà nghĩa quân lẽ ra có thể lấy được.[12]

Đến đây thì phía Liên Xô đã hiểu rõ, họ không thể nào thực hiện việc phối hợp với quân kháng chiến Slovakia để bao vây quân Đức như mong muốn. Trái lại Hồng quân phải tấn công và tiêu diệt quân Đức để trợ giúp cho cuộc khởi nghĩa bùng nổ không đúng lúc và diễn ra cách mặt trận hàng trăm cây số. Quãng đường hàng trăm cây số này là một thử thách thật sự vì địa hình của khu vực rất hiểm trở, khó có thể triển khai xe tăng, thiết giáp và quân Đức đã bố trí một hàng phòng thủ cứng rắn tại đấy. Những sự kiện bất ngờ này khiến kế hoạch tấn công ban đầu bị hủy bỏ. Hai sư đoàn Phương Đông của quân đội Slovakia bị quân Đức giải giáp. Kế hoạch đổ bộ đường không đánh chiếm đèo Dukla cũng phải hủy bỏ do không có quân mặt đất tiếp ứng. Và đến thời điểm đó, quân đội Liên Xô phải bắt tay vào thực hiện một kế hoạch mới với mục tiêu chọc thủng phòng tuyến của quân Đức để tiếp cận với quân khởi nghĩa Slovakia đang khổ chiến trong vòng vây.[3]

Quân đội Đức Quốc xã và Hungary

Binh lực

Thượng tướng Gotthard Heinrici, tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức)

Cụm tác chiến Heinrici hoạt động trên cánh phải của Cụm tập đoàn quân "Bắc Ukraina", từ ngày 23 tháng 9 năm 1945 được Bộ Tổng tư lệnh lục quân Đức Quốc xã đổi thành "Cụm tập đoàn quân A". Binh lực gồm có:

  • Tập đoàn quân xe tăng 1 do thượng tướng Gotthard Heinrici chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn xe tăng 24 do trung tướng Maximilian von Edelsheim chỉ huy. Thành phần bao gồm:
      • Sư đoàn xe tăng 1 của trung tướng Eberhard Thunert.
      • Sư đoàn xe tăng 8 của thiếu tướng Gottfried Frölich.
      • Sư đoàn bộ binh 68 của trung tướng Paul Scheuerpflug.
      • Sư đoàn bộ binh 75 của thiếu tướng Karl Arning
      • Sư đoàn bộ binh 208 của trung tướng Hans Pieckenbrock
      • Sư đoàn bộ binh 357 của trung tướng Josef Rintelen.
    • Quân đoàn bộ binh 11 do thượng tướng Rudolf Bünau chỉ huy. Thành phần bao gồm:
      • Sư đoàn bộ binh 96 của trung tướng Richard Wirtz.
      • Sư đoàn bộ binh 168 của thiếu tướng Carl Anders.
      • Sư đoàn bộ binh 254.
Thượng tướng Dezso Laszlo, chỉ huy Tập đoàn quân Hungary 1 (từ ngày 16 tháng 10 năm 1944)
    • Quân đoàn bộ binh sơn chiến 49 do thượng tướng Karl von Le Suire chỉ huy. Thành phần bao gồm:
      • Sư đoàn sơn chiến 100 của thiếu tướng Hans Kreppel.
      • Sư đoàn sơn chiến 101 của trung tướng Walter Aßmann.
      • Sư đoàn bộ binh 6 (Hungary)
  • Tập đoàn quân 17 do thượng tướng Friedrich Schulz chỉ huy. Trong biên chế có:
    • Quân đoàn bộ binh 2 SS do trung tướng SS Matthias Kleinheisterkamp chỉ huy. Thành phần bao gồm:
      • Sư đoàn bộ binh xung kích 78 (tái lập) của thiếu tướng Harald von Hirschfeld
      • Sư đoàn bộ binh xung kích 544 của thiếu tướng Werner Ehrig
      • Sư đoàn bộ binh xung kích 545 của thiếu tướng Otto Obenaus.
    • Quân đoàn bộ binh 59 (tái lập) do thượng tướng Edgar Röhricht chỉ huy. Thành phần bao gồm:
      • Sư đoàn bộ binh 359 của trung tướng Karl Arndt
      • Sư đoàn bộ binh 371 của trung tướng Hermann Niehoff.
    • Sư đoàn xe tăng 24 (trực thuộc tập đoàn quân) do thiếu tướng Gustav-Adolf von Nostitz-Wallwitz chỉ huy.
  • Tập đoàn quân 1 (Hungary) do thượng tướng Miklós Béla (đến ngày 16 tháng 10) và thượng tướng Dezso Laszlo (từ ngày 16 tháng 10) chỉ huy. Quân số 136.000 người. Trong biên chế có các sư đoàn bộ binh 10, 13, 16, 18, 19, 20 và Cụm phòng ngự Árpád.[13][14]
  • Một phần Tập đoàn quân không quân 4 (Đức) do thượng tướng Otto Dessloch chỉ huy.

Kế hoạch

Một boongke kiên cố của quân Đức tại phòng tuyến Árpád được bảo tồn

Khu vực dãy Carpath là một trong những vị trí cứng rắn nhất trong hàng phòng ngự Đức Quốc xã tại thời điểm đó. Phía Liên Xô cũng nhận thức được rằng, việc phá vỡ các trận địa phòng ngự của Đức Quốc xã tại vùng núi hiểm trở này đòi hỏi một nỗ lực không nhỏ. Phòng tuyến này được xây dựng để đề phòng quân đội Liên Xô từ hai hướng đồng bằng Ba Lan và đồng bằng Hungary xâm nhập sang phía Tây.[15]

Trấn thủ tại khu vực Đông Bắc Slovakia là Cụm Tác chiến Đặc biệt Heinrici do viên tướng cùng tên chỉ huy, binh lực của Tập đoàn quân xe tăng 1, Tập đoàn quân 17 (Đức) và Tập đoàn quân 1 (Hungary). Tại khu vực này, quân Đức đã xây dựng một hệ thống phòng thủ được gọi là Phòng tuyến Árpád với nhiều tầng nhiều lớp có chiều sâu đến 50 cây số và được bố trí hết sức kỹ lưỡng. Các phòng tuyến Đức được xây dựng dựa trên các thung lũng sông nối liền nhau, các con suối nhỏ chằng chịt và đặc biệt bịt kín các đường đèo nằm vắt ngang qua các dãy núi - con đường duy nhất mà các xe tăng và vũ khí nặng của Liên Xô có thể dùng để băng qua vùng núi cao hiểm trở tại dãy Carpath. Thêm vào đó, các con đường giao thông nhỏ hẹp, các khe ngầm và các cầu chịu tải trọng quá nhỏ trong vùng sẽ cản trở sức cơ động của các phương tiện thiết giáp, cơ giới và pháo hạng nặng, kể cả bộ binh.[10] Quân Đức đã sử dụng triệt để việc bố phòng trên các cao điểm để tận dụng tối đa lợi thế trong phòng ngự. Trên các vùng đất trống trải đều được bố trí các vật cản xe tăng bằng bê tông nặng vài tấn kết hợp với các bãi mìn ở các bãi đất trống và các hỏa điểm chống tăng được bố trí trong các lô cốt bê tông cốt thép được xây dựng trong các khe "hàm ếch" bên sườn các vách đá dựng đứng. Ngoài địa hình phức tạp, thời tiết xấu trong khu vực cũng mang lại một ưu thế khác cho quân Đức khi nó làm hạn chế khả năng yểm hộ bằng không quân, pháo binh cũng như việc tổ chức vận động bộ binh và các đơn vị mang vũ khí nặng.[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Đông_Carpath http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944SW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944SW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944SW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944SW... http://www.armchairgeneral.com/rkkaww2/maps/1944SW... http://www.dynamiclink.com/dukla/dukla_operation.h... http://www.historytoday.com/martin-d-brown/soe-and... http://ua-reporter.com/novosti/39115 http://www.youtube.com/watch?v=YdBQEMTU66o http://www.fronta.cz/pics/clanky/honza/dukla_plan....